Hướng dẫn tạo động lực tại nơi làm việc

Hướng Dẫn Tạo Động Lực Cho Bản Thân Tại Nơi Làm Việc

Tác giả: Rakshitha Arni Ravishankar

Nếu bạn cảm thấy không hứng thú, kiệt sức hoặc căng thẳng trong công việc, đây là một số chiến lược mà tác giả của chúng tôi khuyên bạn nên áp dụng vào thực tế.

1. Hiểu được sự ảnh hưởng từ công việc của bạn
Khi chúng ta khởi đầu trong công việc, không phải lúc nào chúng ta cũng dễ dàng nhìn thấy những giá trị mà chúng ta tạo ra. Khi không thể nhìn thấy sự ảnh hưởng của mình, chúng ta sẽ có ít động lực hơn cho công việc. Theo chuyên gia Stefan Falk, tác giả cuốn sách “Understanding the Power of Intrinsic Motivation,”, việc dành thời gian để tìm hiểu xem công việc của chúng ta đóng góp như thế nào vào sứ mệnh lớn hơn của tổ chức có thể giúp chúng ta có được trạng thái tích cực hơn.

2. Chọn một lĩnh vực, hoặc dự án và thực hiện nó vượt mong đợi
Khi bạn bắt đầu trong công việc, bạn có thể dễ dàng làm việc quá sức và thực hiện mọi công việc được giao với cùng một mức độ nỗ lực. Tuy nhiên, theo Tracey Wik là một huấn luyện viên sự nghiệp, cách làm việc này là nguyên nhân dẫn đến bạn bị kiệt sức. Trong bài viết của cô ấy, “How to Stay Engaged at Work (Without Burning Out)”, Wik cho biết cách tốt hơn để duy trì phát triển của bạn trong công việc là xác định và phân cấp theo thứ tự ưu tiên mà quản lý và tổ chức của bạn ghi nhận.

Trong các cuộc họp với người quản lý của bạn, hãy dành thời gian làm rõ những nhiệm vụ quan trọng nhất mà bạn cần tập trung vào:
– Các mục tiêu của tôi đóng góp sự ảnh hưởng như thế nào đến các mục tiêu chung của công ty?
– Có nhiệm vụ cụ thể nào mà tôi nên tập trung vào hơn những nhiệm vụ khác không?
– Tôi có thể đóng góp theo những cách mới phù hợp với thế mạnh và sở thích của mình không?


Những câu hỏi này có thể giúp bạn quyết định lĩnh vực công việc nào bạn nên ưu tiên. Hãy nhớ đặt những nỗ lực lớn nhất của bạn vào những dự án sẽ khiến bạn được chú ý. Khi bạn làm như vậy, hãy thông báo cho quản lý về cách bạn dự định thực hiện các mục tiêu của mình, cách quản lý khối lượng công việc và liên hệ để được hỗ trợ khi bạn cần.

3. Xây dựng những thói quen giúp bạn vượt qua những khoảnh khắc căng thẳng
Để bảo vệ bản thân khỏi tác động của căng thẳng và kiệt sức trong công việc, nhà tư vấn và huấn luyện viên nghề nghiệp Brandy L. Simula gợi ý bạn nên nuôi dưỡng những thói quen giúp bạn vượt qua căng thẳng. Điều này giúp giảm thiểu tác động tiêu cực của công việc đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn.
Simula khuyên bạn nên thử những cách sau:

  • Thiết lập thói quen biết ơn: Nghiên cứu cho thấy rằng một khoảnh khắc biết ơn có thể cải thiện sức khỏe của bạn và nó còn có tác động lớn hơn khi bạn thực hành nó hàng ngày. Lòng biết ơn không nhất thiết phải nhìn một chiều. Nó có thể lớn (cảm ơn vì sức khỏe của bạn) hoặc nhỏ (cảm ơn vì một tách cà phê tuyệt vời).
  • Ưu tiên những hành động tử tế: Tham gia vào những hành động tử tế có liên quan đến việc tăng cường sự tự tin và cảm giác kết nối mạnh mẽ hơn với người khác. Thực hiện những hành động nhỏ suốt cả ngày, hàng ngày như giữ cửa cho đồng nghiệp hay chào hỏi đồng nghiệp vào buổi sáng là hiệu quả nhất.
  • Tận dụng những điểm mạnh đặc trưng của bạn: Đây là những điểm mạnh mà bạn cảm thấy chân thực nhất – tiếp thêm năng lượng cho bạn và mang lại cho bạn niềm vui.
  • Kỷ niệm những thành tựu của bạn: Khi bạn đạt được điều gì đó – dù lớn hay nhỏ – hãy tạm dừng và dành một chút thời gian để thực sự cảm nhận nó.

4. Khuếch đại những phần công việc mà bạn yêu thích
Khi bạn bị mắc kẹt trong một công việc mà bạn không thể từ bỏ, hãy tìm cách để khuếch đại những khía cạnh thú vị hơn trong công việc bạn làm. Giáo sư Neri Karra Sillaman, trong bài viết “When You’re Stuck in a Job You Can’t Quit”, giải thích rằng việc điều chỉnh công việc phù hợp với sở thích và giá trị của bạn có thể tạo ra sự khác biệt lớn.

Trên thực tế, điều này giống như việc thiết kế lại các công việc hàng ngày của bạn để tập trung vào điểm mạnh của bạn. Ví dụ: nếu bạn thích trò chuyện với khách hàng, hãy cố gắng lên lịch cho họ vào đầu ngày để bạn bắt đầu làm việc với điều gì đó khiến bạn cảm thấy hiệu quả và có động lực. Năng lượng tích cực này sẽ khuếch đại ý thức về mục đích mà bạn cảm thấy trong công việc và có thể giúp bạn thấy được ý nghĩa trong những nhiệm vụ nhỏ hơn, kém thú vị hơn mà bạn đang thực hiện.

5. Tìm ra điều gì mang lại ý nghĩa cho bạn bên cạnh công việc
Điều quan trọng là phải nhận ra rằng không phải lúc nào bạn cũng có thể tìm thấy ý nghĩa và mục đích mà bạn đang tìm kiếm ở nơi làm việc – và điều đó không sao cả. Công việc của bạn chỉ là một phần con người bạn. Người sáng lập và Giám đốc điều hành của Hocking Leadership, Shanna Hocking, viết về tầm quan trọng của việc suy ngẫm về các ưu tiên của chúng ta (ngoài công việc) trong bài viết của cô ấy, “Why I Broke Up with My Office.”.
Cô giải thích rằng công việc không phải là nơi duy nhất chúng ta nên tìm cách phát triển. Những sở thích, mục tiêu và khát vọng bên ngoài công việc của chúng ta cũng có thể có ý nghĩa tương tự. Biết những gì chúng ta coi trọng trong bức tranh lớn hơn về cuộc sống cho phép chúng ta nhận ra nhu cầu của mình và trình bày rõ ràng hơn về chúng trong và ngoài công việc.

Đăng ký tư vấn khóa học

Khi nhấn “Gửi thông tin”, tôi đã đọc và đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách bảo mật của SEED VIETNAM

Cập nhật những kiến thức khác

Call Button Messenger Button