Trong nhiều Doanh nghiệp, có những Người lãnh đạo thường hay đặt ra một câu hỏi rằng “Vì sao nhân viên có tất cả mọi thứ để hoàn thành công việc nhưng họ lại không thành công?”
- Theo nhiều nghiên cứu đã xác định được có hai cách suy nghĩ mà mọi người có thể có về tài năng và khả năng của mình.
- Những người có Tư Duy Bảo Thủ (Fixed mindset) tin rằng họ chỉ có bấy nhiêu khả năng và tài năng đó thôi. Với lối suy nghĩ này, họ không thể nào khám phá được hết khả năng và tài năng của họ có trong công việc.
- Mặt khác, những người có Tư Duy Cầu Tiến (Growth mindset) nghĩ về tài năng và khả năng là những thứ họ có thể phát triển – như những tiềm năng có thể thành hiện thực thông qua nỗ lực, luyện tập và hướng dẫn. Họ không tin rằng mọi người đều có tiềm năng như nhau.
Hầu hết mọi vận động viên thực sự vĩ đại như Michael Jordan, Jackie Joyner-Kersee, Tiger Woods, Mia Hamm, Pete Sampras đều có tư duy cầu tiến. Không một vận động viên nào dựa vào tài năng của họ mà họ phải không ngừng nỗ lực, phân tích hiệu quả hoạt động và khắc phục những điểm yếu của mình.
Nghiên cứu của Carol S. Dweck đã nhiều lần chỉ ra rằng tư duy cầu tiến thúc đẩy thái độ lành mạnh hơn trong thực hành và học tập, khao khát phản hồi, khả năng giải quyết thất bại tốt hơn và hiệu suất tốt hơn đáng kể theo thời gian.
Tư duy có thể khá ổn định, nhưng chúng là niềm tin và niềm tin thì có thể thay đổi. Do đó, tư duy bảo thủ là có thể thay đổi được.

Các Quy Tắc Tư Duy
Hai tư duy này hoạt động bằng cách tạo ra toàn bộ thế giới tâm lý và mỗi thế giới vận hành theo những quy tắc khác nhau.
Quy Tắc Số 1. Trong tư duy bảo thủ: Hãy tỏ ra tài năng bằng mọi giá. Trong tư duy cầu tiến, nguyên tắc cơ bản là: Học, học nữa, học mãi!
Theo khảo sát của Carol, nhờ sự tập trung vào việc học mà những học sinh có tư duy cầu tiến sẽ đạt được thành tích cao hơn. Họ chịu trách nhiệm về quá trình học tập. Ví dụ, họ học tập sâu hơn, quản lý thời gian tốt hơn và giữ vững động lực. Nếu ban đầu họ làm kém, họ sẽ tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục.
Quy Tắc Số 2. Trong tư duy bảo thủ: Đừng làm việc quá sức hoặc luyện tập quá nhiều. Trong tư duy cầu tiến, quy tắc là: Làm việc với niềm đam mê và sự cống hiến – nỗ lực là chìa khóa.
- Những người có tư duy bảo thủ tin rằng nếu bạn có tài năng thiên bẩm thì bạn không cần phải nỗ lực nhiều. Và việc phải làm việc chăm chỉ khiến bạn nghi ngờ về khả năng của mình.
- Những người có tư duy cầu tiến biết rằng họ phải làm việc chăm chỉ và họ thích điều đó. Họ hiểu rằng nỗ lực là yếu tố khơi dậy khả năng của họ và khiến nó phát triển theo thời gian.
Quy Tắc Số 3. Trong tư duy bảo thủ: Khi gặp thất bại, hãy bỏ chạy hoặc che giấu khuyết điểm của mình. Trong tư duy cầu tiến, quy tắc là: Chấp nhận sai lầm của bạn và đối mặt với những thiếu sót của bạn
- Carol phát hiện ra rằng tư duy bảo thủ không giúp cho con người cách tốt để phục hồi sau thất bại. Sau khi thất bại, những người có tư duy bảo thủ sẽ nói những câu như “Từ giờ trở đi, tôi sẽ dành ít thời gian hơn cho việc này”. Họ bào chữa, đổ lỗi cho người khác và khiến bản thân cảm thấy dễ chịu hơn bằng cách coi thường những người làm điều tồi tệ hơn. Tất cả mọi thứ trừ việc đối mặt với thất bại và học hỏi từ nó.

Ở cấp độ cá nhân, Tư Duy Cầu Tiến cho phép mỗi cá nhân chấp nhận học hỏi, đón nhận thử thách, sai lầm và phản hồi, đồng thời hiểu được vai trò của nỗ lực trong việc tạo ra nhân tài. Ở cấp độ tổ chức, tư duy cầu tiến được bồi dưỡng khi có đội ngũ huấn luyện. Các kỹ năng thể chất có thể tiếp thu được, coi trọng niềm đam mê, nỗ lực, sự tiến bộ (và tinh thần đồng đội), không chỉ đơn giản là tài năng thiên bẩm, và thể hiện mình là người cố vấn chứ không chỉ là giám sát tài năng.
Khi ban huấn luyện có tư duy bảo thủ, thì công việc của họ chỉ đơn giản là tìm kiếm tài năng. Khi họ có tư duy cầu tiến thì công việc của họ là truyền cảm hứng và thúc đẩy sự phát triển tài năng của mỗi cá nhân.