Văn Hóa Làm Việc Lành Mạnh: Bắt Đầu Với Lãnh Đạo Trắc Ẩn

Khi đối mặt với những thử thách tưởng chừng không thể vượt qua, chúng ta trông cậy vào những người lãnh đạo giỏi để có những hành động mở đường cho tất cả chúng ta.

Lãnh đạo là một quá trình mang tính xã hội, và để tạo ra sự định hướng chung, sự thống nhất và cam kết — những kết quả của sự lãnh đạo — họ cần một đội ngũ có thể phát huy tối đa khả năng của mình.

Lòng trắc ẩn (Compassion) là cốt lõi trong việc xây dựng mối quan hệ. Ở mức rộng nhất, lòng trắc ẩn là nhận thức về tình trạng của một người, kết hợp với sự quan tâm chân thành và sẵn lòng hành động để giúp đỡ người đó. Đó là về việc có can đảm để đồng hành cùng ai đó khi họ đối mặt với một thời điểm khó khăn, một tình huống phức tạp hoặc một vấn đề dai dẳng.

Tại Sao Lãnh Đạo Trắc Ẩn Lại Quan Trọng?

Theo nghiên cứu của CCL, những nhà lãnh đạo trắc ẩn làm việc hiệu quả hơn những nhà lãnh đạo còn lại, bởi vì họ có khả năng tăng cường niềm tin trong đội ngũ và tăng cường sự hợp tác của tổ chức, đồng thời giảm tỷ lệ nghỉ việc.

Bối cảnh luôn thay đổi của nơi làm việc ngày nay là một thách thức. Cả những yếu tố bên trong (internal) và bên ngoài (external) đều liên tục thay đổi – trong các nhóm làm việc, trong ngành nghề, và thậm chí cả trong cuộc sống cá nhân. Tất cả những yếu tố này có thể tác động, vì vậy bạn phải có lòng trắc ẩn — cả với bản thân và với đội ngũ của mình. Khi các nhà lãnh đạo thể hiện lòng trắc ẩn đối với chính mình và người khác, họ kích hoạt khả năng của toàn bộ nhóm để đối mặt với những thách thức trong tương lai.

Quan trọng nhất, những nhà lãnh đạo trắc ẩn đã nhận ra rằng đồng nghiệp có thể đang đối mặt với một số khó khăn cụ thể, nhưng cũng có những điểm mạnh riêng. Những nhà lãnh đạo như vậy có thể nhìn thấy và công nhận toàn bộ con người trong hoàn cảnh cụ thể, và tìm cách giúp họ phát triển (chứ không chỉ đơn thuần giải quyết vấn đề). Khi làm như vậy, họ khám phá ra những tài năng tiềm ẩn và tìm ra những cách mới để tận dụng kỹ năng và sự đóng góp của người khác.

Cuối cùng, lãnh đạo với lòng trắc ẩn thay đổi toàn bộ văn hóa tổ chức, mang lại sự hợp tác và niềm vui cho tất cả mọi người. Các nhà lãnh đạo cấp cao cảm thấy thoải mái hơn khi thực hiện những hành động táo bạo, cương quyết. Và khi nhân viên của họ cảm thấy được lắng nghe và họ cảm nhận rằng quan điểm và kinh nghiệm của họ được đánh giá cao thì họ sẽ làm tốt hơn trong việc hỗ trợ những hành động táo bạo đó, điều này có lợi cho toàn bộ doanh nghiệp.

Lòng Trắc Ẩn Khác với Sự Thấu Cảm

Sự khác biệt giữa Lòng Trắc Ẩn và Sự Thấu Cảm là gì?
Lòng trắc ẩn rất giống với sự thấu cảm, trong đó cả hai đều cố gắng hiểu cảm xúc của người khác.

  • Sự thấu cảm trong nơi làm việc chắc chắn là điều tốt. Nhưng chỉ đơn giản là cảm nhận những gì người khác đang cảm nhận. Vài nghiên cứu đã phát hiện ra rằng khi chúng ta chứng kiến đau khổ của người khác, các mạng lưới trong não của chúng ta được kích hoạt, tạo ra các cảm xúc tiêu cực tương tự và lớn dần lên, làm cho chúng ta giống như trải qua sự kiệt quệ về cảm xúc.
  • Trái ngược với sự thấu cảm, lòng trắc ẩn đã được phát hiện liên quan đến một tập hợp mạng lưới thần kinh khác và tăng cường cảm giác tích cực, sự kiên nhẫn và khả năng vượt qua khó khăn trong các tình huống thách thức. Nói cách khác, lòng trắc ẩn tăng cường khả năng của chúng ta trong việc hành động để giúp đỡ người khác, trong khi sự thấu cảm không làm được điều đó.

Hành Vi Của Những Nhà Lãnh Đạo Trắc Ẩn

4 Bước Để Thể Hiện Khả Năng Lãnh Đạo Trắc Ẩn:

1. Bắt đầu bằng lòng trắc ẩn với chính mình.

Đừng bỏ qua sức mạnh của việc bày tỏ lòng trắc ẩn với chính mình. Trước khi bạn có thể tỏ lòng trắc ẩn với người khác, hãy đảm bảo bạn đã làm điều tương tự với chính mình.

Theo nghiên cứu của McKenna cho thấy, có ít nhất 1/3 những nhà lãnh đạo cho rằng họ cần bày tỏ lòng trắc ẩn với chính họ nhiều hơn. Họ đã trải qua rất nhiều và đang tự trách vì những sai lầm của mình. Khi không bày tỏ lòng trắc ẩn với những sai lầm của mình, họ bỏ lỡ cơ hội học hỏi từ kinh nghiệm và thử lại.

Một điều khác mà các chuyên gia của CCL nhận thấy ở các đối tượng khảo sát, là họ gặp khó khăn trong việc cân bằng công việc/gia đình và sự kiên cường trong xử lý căng thẳng, sự không chắc chắn và các thất bại. Họ cần biết rằng dành thời gian cho chăm sóc bản thân và nghỉ ngơi, việc nạp năng lượng là quan trọng, bởi vì khi chúng ta tạo không gian để nhận thức và chăm sóc cho bản thân, chúng ta cũng tăng khả năng của mình làm điều đó cho người khác.

2. Ưu tiên cảm giác an toàn

Bạn có thể đặt nền tảng cho tinh thần lãnh đạo trắc ẩn bằng cách giúp tạo ra một văn hóa khuyến khích mọi người phát huy con người thật, trọn vẹn của mình trong công việc. Bất cứ khi nào bạn có một nhóm hoặc đội ngũ cố gắng hoàn thành một điều gì đó cùng nhau, mỗi cá nhân có thể đóng góp những trải nghiệm và quan điểm, điểm mạnh và điểm yếu, đều có thể được khai thác.

Khi có cảm giác an toàn tại nơi làm việc, nhân viên cảm thấy thoải mái lên tiếng, đặt câu hỏi, chia sẻ mối quan ngại và bất đồng một cách tôn trọng. Khi mỗi người cảm thấy có thể chia sẻ những sai sót mà không sợ bị trách phạt, và cảm thấy được tiếp thêm năng lượng thay vì bị kìm hãm bởi sự khác biệt, thì sự cởi mở hơn với đa dạng quan điểm sẽ dẫn đến việc chấp nhận rủi ro nhiều hơn, đổi mới hơn và hợp tác hiệu quả hơn. Khi đó, bạn sẽ thấy hiệu ứng cộng hưởng, và cả đội ngũ cùng được hưởng lợi.

Thái độ và hành vi của người lãnh đạo có ảnh hưởng lớn đến mức độ an toàn tâm lý mà các thành viên trong nhóm cảm nhận được. Sự lịch sự và tử tế có ý nghĩa quan trọng — không chỉ với người trực tiếp liên quan mà còn với toàn bộ bầu không khí của nhóm và cả những người cấp dưới của họ. Nghiên cứu cho thấy: hành vi bất lịch sự của người quản lý có tác động tiêu cực đến sự an toàn tâm lý ở tận hai cấp trong tổ chức.

3. Mở rộng hiểu biết về người khác.

Tư duy tò mò (curious mindset) là nền tảng cơ bản của lãnh đạo trắc ẩn. Đầu tiên, nhà lãnh đạo phải nhận ra những thách thức mà đồng nghiệp và cấp dưới đang đối mặt, sau đó họ có thể đặt câu hỏi để tìm hiểu thêm và mở rộng phạm vi hiểu biết của mình.

McKenna nhấn mạnh rằng “Chúng ta không thể thể hiện lòng trắc ẩn đối với người khác trừ khi chúng ta thực sự lắng nghe người đó,”. Lãnh đạo không cần phải có tất cả câu trả lời, nhưng khi họ sử dụng phương pháp lắng nghe, điều đó thể hiện rằng họ quan tâm. Quan trọng là lắng nghe để hiểu, cả về thông tin và những cảm xúc và giá trị đằng sau những thông tin, để hiểu rõ hơn về nơi mà nhân viên của bạn đến từ đâu và những điều quan trọng đối với họ.

Khi bạn lắng nghe với sự tò mò, trong một môi trường có cảm giác an toàn, nó mở ra cánh cửa cho một công cụ mạnh mẽ khác – đặt câu hỏi mở mà có thể truyền đạt sự quan tâm và kết nối. Đặt câu hỏi đúng cho thấy rằng những người lãnh đạo đánh giá cao quan điểm của người khác và có thể cung cấp thông tin về lý do tại sao mọi người trong nhóm có thể không thống nhất và cam kết và điều gì đang ngăn họ không đi cùng một hướng

4. Thực hiện hành động có ý nghĩa.

Khả năng lãnh đạo trắc ẩn không chỉ đơn thuần là lắng nghe bằng một đôi tai đồng cảm hay chỉ có sự thấu cảm với mọi người mà không thực hiện bất kỳ hành động có ý nghĩa nào, thì điều đó thực sự có thể phản tác dụng, cả cho cá nhân và tổng thể tổ chức. Dù các nhà quản lý là người lắng nghe tốt khi nhân viên nói lên điều gì đó, nhưng họ sẽ không cảm thấy thực sự được lắng nghe nếu những người lãnh đạo của họ không hành động dựa trên những gì họ nghe được.  Điều này bởi vì khi nhân viên chia sẻ mối bận tâm, họ làm như vậy với hy vọng rằng điều đó sẽ dẫn đến sự thay đổi tích cực trong tổ chức; và nếu điều đó không xảy ra, họ không cảm thấy được lắng nghe và sau đó ít có khả năng nói lên ý kiến trong tương lai.

Lãnh đạo trắc ẩn không thụ động và không chấp nhận lý do. Thay vì can thiệp để giải quyết vấn đề của người khác, những người lãnh đạo có thể sử dụng quyền lực và ảnh hưởng của mình để cung cấp hướng dẫn và cấu trúc. Kết quả là nhân viên được trao quyền có các công cụ cần thiết để vượt qua thách thức và trở thành những người giải quyết vấn đề mạnh mẽ hơn.

Lãnh Đạo Trắc Ẩn Là Những Người Lãnh Đạo Tốt Hơn

Khả năng lãnh đạo trắc ẩn vượt xa sự quan tâm thấu cảm để thực hiện những hành động mang lại hiệu quả. Nếu không làm như vậy, tổ chức sẽ không bao giờ mạnh mẽ hoặc hiệu quả như nó có thể.

Bối cảnh luôn thay đổi của nơi làm việc ngày nay là một thách thức. Cả những yếu tố bên trong (internal) và bên ngoài (external) đều liên tục thay đổi – trong các nhóm làm việc, trong ngành nghề, và thậm chí cả trong cuộc sống cá nhân. Tất cả những yếu tố này có thể tác động, vì vậy bạn phải có lòng trắc ẩn — cả với bản thân và với đội ngũ của mình. Khi các nhà lãnh đạo thể hiện lòng trắc ẩn đối với chính mình và người khác, họ kích hoạt khả năng của toàn bộ nhóm để đối mặt với những thách thức trong tương lai.

Khi các quản lý là những người lãnh đạo trắc ẩn đối với chính họ và người khác, thì họ sẽ trở nên hiệu quả hơn đối với bản thân, trên đội nhóm, trên tổ chức và thậm chí ảnh hưởng đến cộng đồng của họ. Những người lãnh đạo trắc ẩn đến với công việc với tư cách là những con người, và làm việc cùng với người khác, giúp họ trở thành những con người tạo ra giá trị chung cho tập thể.

Nguồn: CCL

Đăng ký tư vấn khóa học

Khi nhấn “Gửi thông tin”, tôi đã đọc và đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách bảo mật của SEED VIETNAM

Cập nhật những kiến thức khác

Call Button Messenger Button