Không phải ai cũng là nhà lãnh đạo bẩm sinh, nhưng mỗi người lãnh đạo đều có tiềm năng trở thành người lãnh đạo giỏi hơn. Trong khi thế giới công việc mới tiếp tục phát triển, rõ ràng việc mài giũa kỹ năng lãnh đạo là quan trọng hơn bao giờ hết. Hãy làm sắc bén hơn các kỹ năng lãnh đạo của bạn qua bài viết 8 Sai lầm lãnh đạo thường mắc phải trong nơi làm việc.
#1. Không tìm kiếm trọng tâm
Khi bạn trở thành lãnh đạo của một nhóm hoặc một tổ chức, công việc của bạn không còn là hoàn thành nhiệm vụ nữa mà là bắt đầu hỗ trợ mọi người.
Trở thành người lãnh đạo có nghĩa là bạn cần tìm ra cách hướng dẫn người khác hoàn thành nhiệm vụ. Đây có thể là một sự chuyển đổi đột ngột nếu bạn đã quen với việc hoàn thành công việc và thực hiện các nhiệm vụ, nhưng đó là một sự thay đổi cần thiết.
#2. Không tin tưởng đội nhóm của mình
Với tinh thần tương tự như quan điểm trên, các nhà lãnh đạo cần tin tưởng vào nhóm của mình để thành công. Nếu bạn liên tục chọc thủng công việc của những người cấp dưới trực tiếp của mình và không thực sự để họ hoàn thành bất cứ việc gì, bạn sẽ hủy hoại sự gắn kết của nhân viên.
Một cách để giải quyết vấn đề này hiệu quả hơn là đảm bảo bạn thuê đúng người. Nếu bạn có những tài năng trong tổ chức của mình, bạn có thể tin tưởng họ sẽ thành công trong nhiệm vụ được giao.
#3. Không làm việc trên EQ
Một trong những cách tốt nhất để phát triển vai trò lãnh đạo là nỗ lực phát triển trí tuệ cảm xúc của bạn. Việc có EQ phát triển sẽ giúp bạn giao tiếp hiệu quả, phát triển trực giác trong vai trò lãnh đạo và kết nối mạng lưới hiệu quả hơn.
Các nhà lãnh đạo cần EQ để tránh kiệt sức và họ cần nó để tạo ra và nuôi dưỡng những đội nhóm khiến họ tự hào. “63% thế hệ Millennials cảm thấy thiếu sự phát triển khả năng lãnh đạo tại nơi làm việc của họ, đây là một vấn đề lớn khi bạn xem xét cuộc khủng hoảng nguồn nhân lực.” Các nhà điều hành cần phải khắc phục vấn đề này.
#4. Không nhấn mạnh tư duy cầu tiến
Là một nhà điều hành, khi đạt đến một giai đoạn trong sự nghiệp, bạn có thể cảm thấy sự phát triển cá nhân và chuyên môn của mình bị đình trệ. Có thể bạn nghĩ rằng cuối cùng mình cũng đã đạt đến đỉnh cao rồi. Tuy nhiên đây là một suy nghĩ sai lầm nếu bạn muốn tiếp tục phát triển hơn nữa. Những nhà lãnh đạo xuất sắc không ngừng nuôi dưỡng tư duy cầu tiến. Điều này cho phép họ học hỏi từ những sai lầm của mình, giữ vững vị trí tiên phong trong ngành và đảm bảo đội nhóm của họ được hỗ trợ tốt nhất.
#5. Không có người cố vấn
Với tư cách là một người lãnh đạo, nếu bạn không tích cực tìm kiếm các cơ hội cố vấn, bạn đang bỏ lỡ một con đường phát triển to lớn. Tìm một người cố vấn có nghĩa là bạn có một người để nhận sự hướng dẫn, điểm tham chiếu và thậm chí là đối tác khi hoàn cảnh cho phép.
Tốt hơn nữa, bạn có thể sử dụng vị trí lãnh đạo của mình để trở thành người cố vấn cho người khác! Hãy sử dụng kinh nghiệm của bạn cũng như học hỏi từ người bạn cố vấn. Đây là lúc tư duy cầu tiến phát huy tác dụng của nó.
#6. Không tập trung vào giao tiếp
Chỉ vì bạn là ông chủ không có nghĩa là bạn có thể từ bỏ các kỹ năng giao tiếp hiệu quả. Khi doanh nghiệp bạn ở quy mô lớn, bạn sẽ có nhiều người làm việc chăm chỉ hơn để hiểu và lắng nghe bạn. Sự hỗ trợ ngày càng tăng trong giao tiếp này có thể khiến bạn ngừng tích cực cố gắng hiểu người khác một cách kỹ càng như trước đây. Và nó là một sai lầm rất lớn.
Hãy đảm bảo nhóm của bạn có ngôn ngữ chung để hiểu nhau, đồng thời nghiên cứu phong cách giao tiếp và hành vi của cấp dưới trực tiếp, tương tác trực tiếp với họ theo từng giai đoạn công việc sẽ giúp cho mọi phần công việc trở nên dễ dàng hơn nhiều.
#7. Không sống theo các giá trị
Forbes chia sẻ rằng “92% CEO cảm thấy tổ chức của họ có sự thấu cảm, nhưng chỉ 50% nhân viên nói rằng CEO của họ có thấu cảm”. Đó là một thống kê tàn khốc! Điều gì đang xảy ra ở những nơi làm việc đó để tạo ra sự chia rẽ như vậy?
Điều này giống như thiếu sự lãnh đạo định hướng giá trị. Nó có nghĩa là nếu đội ngũ lãnh đạo của bạn đang xây dựng một nền văn hóa công ty nhưng lại hành động theo một hệ thống giá trị và hành vi khác thì làm sao bạn có thể mong đợi nhân sự của mình đáp ứng được trong tình huống đó? Các nhà lãnh đạo cần phải làm gương chứ không nói suông.
#8. Không tạo ranh giới
Các nhà lãnh đạo thường đặt ra những kỳ vọng ở nơi làm việc. Họ cũng thiết lập nhịp độ công việc. Nếu bạn là một người nghiện công việc, gửi email vào đêm khuya và mong nhận được phản hồi thì bạn đã nhầm. Bạn không chỉ khiến bản thân có nguy cơ kiệt sức sức cao hơn mà còn gây áp lực quá mức lên cấp dưới trực tiếp của mình.
Bạn hãy làm gương và rút phích cắm trong giờ nghỉ ngơi! Hãy nghỉ giải lao, khuyến khích nhóm của bạn ưu tiên cân bằng công việc/ cuộc sống và cũng đảm bảo họ có đủ nguồn lực để làm điều đó.
Nguồn: TTI Sucess Insights