Khi hiểu rõ các yếu tố tác động đến một đội nhóm, chúng ta có thể giúp đội nhóm tận dụng hiệu quả các sở thích và kỹ năng riêng biệt của từng thành viên. Sự thấu hiểu này chính là nền tảng để đạt được hiệu suất cao nhất.
Theo lẽ thường, người ta cho rằng một đội gắn bó, làm việc chăm chỉ và có thời gian vui chơi cùng nhau sẽ hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, thực tế không phải lúc nào cũng vậy. Dù công việc và năng suất của họ có thể không tệ, nhiều đội nhóm vẫn có thể rơi vào tình trạng trì trệ, không tiến bộ hoặc không phát huy hết tiềm năng của mình.
Điều này là do các đội nhóm có mối quan hệ cá nhân gắn bó thường có xu hướng có cùng những cách tiếp cận hoặc sở thích tương tự nhau khi làm việc. Mặc dù sự gắn kết này mang lại một số lợi ích, nhưng nó cũng có thể khiến họ bỏ qua những cơ hội quan trọng do không nhận ra các điểm mù.
Ví Dụ Về Các Điểm Mù Trong Đội Nhóm
“Điểm mù” là những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân hoặc người khác mà ta thường không nhìn thấy. Trong đội nhóm, điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc.
Người lãnh đạo đội nhóm cần quan sát và phát hiện các “điểm mù” của từng người để phản hồi hiệu quả hơn. Khi từng thành viên hiểu rõ các điểm mù này — cả của bản thân và của đội — họ có thể tận dụng tốt những điểm mạnh và khai phá tiềm năng ẩn giấu.
Đây là hai ví dụ về điểm mù trong đội nhóm:
- Ví dụ 1:
Một đội lớn có đến 90% thành viên thiên về trực giác — họ giỏi mơ mộng, sáng tạo, và thích các ý tưởng tầm nhìn xa, khởi nghiệp. Chỉ có 2 người trong đội lại thiên về cách tiếp cận chiến lược, thực tế và có cấu trúc.
Kết quả là, đội này rất giỏi trong việc nghĩ ra những ý tưởng lớn (đây là một điểm mạnh), nhưng lại gặp khó khăn khi biến những ý tưởng đó thành kết quả cụ thể.
Điều này cho thấy đội đó đang thiếu sự cân bằng giữa việc tạo ra ý tưởng và thực hiện, nhưng họ có thể không nhận ra điều đó.
- Ví dụ 2:
Một đội khác lại cực kỳ chú trọng vào việc thực thi và ra quyết định nhanh chóng. Họ dùng lý trí để phân tích công việc, ít khi cân nhắc đến cảm xúc hay mối quan hệ.
Họ nghĩ đây là điều tốt, phù hợp với yêu cầu công việc. Nhưng tỷ lệ nhân sự nghỉ việc cao cho thấy điều ngược lại.
Vì họ đã bỏ qua yếu tố cảm xúc — tức là không quan tâm đến tác động của các quyết định lên con người, lên mối quan hệ.
Sự mất cân bằng giữa công việc và mối quan hệ đã khiến họ không phát triển bền vững – mà họ không hề hay biết.
Khi các đội nhóm có thể nhận thức rõ động lực hoạt động của mình, xác định được điểm mạnh, thách thức, và quan trọng nhất là những “điểm mù”, thì họ sẽ có thể bứt phá lên một tầm cao mới.
5 Bí Quyết Loại Bỏ Điểm Mù Của Đội Nhóm
1. Áp dụng một mô hình phản hồi nhất quán
Sử dụng một mô hình phản hồi có cấu trúc, chẳng hạn như mô hình D4 (Data, Depth of feeling, Dramatic interpretation, Do / Dữ liệu, Độ sâu cảm xúc, Diễn giải đầy ấn tượng, Đưa vào hành động), có thể giúp đội nhóm nhanh chóng xác định và giải quyết các điểm mù.
Khuyến khích phản hồi từ cả các thành viên trong đội và những người bên ngoài để có thêm những góc nhìn mới mẻ, sử dụng một mô hình phản hồi như trên. Người quản lý nên làm gương thực hiện quá trình phản hồi này, từ đó giúp việc phản hồi trở thành điều bình thường và tự nhiên trong đội nhóm.
2. Dùng công cụ hỗ trợ để nhận ra điểm mù
Các công cụ phát triển tâm lý học (psychometric development tools) – giúp phân tích các xu hướng và sở thích cá nhân – từ đó bạn có thể nhận diện “bản thân vô thức”, tức là những đặc điểm tính cách mà bạn thể hiện ra nhưng không hề nhận ra.
Những công cụ này không chỉ giúp làm rõ điểm mạnh, mà còn giúp bạn nhìn mình qua con mắt của người khác. Ví dụ:
- Một người nghĩ rằng mình tỉ mỉ, cẩn thận có thể bị người khác xem là lạnh lùng, khó gần.
- Người hành động nhanh, quyết đoán lại có thể bị cảm nhận là áp đặt, nóng vội.
Việc nhận diện được những “điểm mù” này sẽ giúp bạn điều chỉnh hành vi kịp thời và hiệu quả hơn trong công việc lẫn các mối quan hệ.
3. Phân tích động lực nhóm bằng các công cụ.
Những công cụ này cũng có thể được sử dụng để đánh giá động lực của đội nhóm. Bằng cách kết hợp kết quả của từng thành viên, bạn có thể phát hiện ra những “lỗ hổng” trong khuynh hướng chung của cả nhóm.Chẳng hạn, nếu cần sự hợp tác giữa các phòng ban hoặc giao tiếp với bên ngoài nhưng không ai trong nhóm có khuynh hướng này, điều đó dễ dàng bị bỏ qua. Khi những khoảng trống này được phát hiện, nhóm có thể lên kế hoạch để giải quyết và ưu tiên các vấn đề này.
Các công cụ này cũng có thể được sử dụng để đánh giá động lực hoạt động của cả đội nhóm. Bằng cách tổng hợp kết quả cá nhân, bạn có thể phát hiện ra những “lỗ hổng” trong xu hướng hoặc sở thích chung của cả đội. Ví dụ:
- Nếu nhóm cần phải hợp tác liên phòng ban hoặc giao tiếp với bên ngoài, nhưng không ai trong đội có thiên hướng hoặc sở thích làm việc đó, thì nhu cầu này rất dễ bị bỏ qua.
Khi các khoảng trống như vậy được nhận diện, đội có thể lập kế hoạch để bổ sung và ưu tiên xử lý chúng một cách chủ động.
4. Đặt kế hoạch và mục tiêu rõ ràng, sử dụng mô hình G-WAVE
Khi các “điểm mù” của đội nhóm đã được nhận diện, cần xây dựng những kế hoạch hành động và mục tiêu rõ ràng để xử lý chúng.
Những đội nhóm giỏi trong việc lên ý tưởng nhưng gặp khó khăn trong việc triển khai thực tế có thể sử dụng các mô hình như G-WAVE để đảm bảo trách nhiệm và tiến độ:
- G (Goal – Mục tiêu): Mục tiêu là gì?
- W (Why – Tại sao): Tại sao điều này quan trọng và nó sẽ có tác động như thế nào?
- A (Actions – Hành động): Cần làm gì và hoàn thành vào khi nào?
- V (Visualize success – Hình dung): Hình dung thành công — khi đạt được mục tiêu, nó sẽ như thế nào và cảm giác ra sao?
- E (Engage support – Hỗ trợ): Ai có thể giúp đạt được mục tiêu?
Tính nhất quán và việc thường xuyên rà soát kế hoạch/mục tiêu là yếu tố then chốt để đảm bảo hành động được thực hiện đầy đủ. Nếu có điều gì đó không diễn ra như mong đợi, cần có kế hoạch linh hoạt để điều chỉnh kịp thời.
4. Sử dụng các buổi “kiểm tra “check-in” để nhận diện điểm mạnh
Hãy bắt đầu các buổi họp nhóm bằng phần “check-in”, để mọi người có thể nêu ra điều họ trân trọng hoặc đánh giá cao ở các thành viên khác. Thói quen này giúp:
- Khám phá những điểm mạnh chưa được khai thác hết,
- Tăng sự tự tin trong đội,
- Và xây dựng sự tin tưởng cũng như cảm giác an toàn tâm lý trong nhóm.
Việc thường xuyên ghi nhận điểm mạnh của nhau không chỉ tạo ra môi trường tích cực, mà còn giúp đội nhóm nhận diện và vượt qua các “điểm mù”, từ đó hợp tác hiệu quả hơn và đạt được hiệu suất cao hơn.
——————-
Mục tiêu không phải là kìm hãm sự sáng tạo của nhóm, mà là giúp họ nhận ra những lĩnh vực cần phát triển, các khoảng trống trong đội nhóm hoặc những điểm mạnh tiềm ẩn cần được khai thác.
Việc phát hiện các “điểm mù” có thể chuyển trọng tâm của đội từ việc chỉ liên tục nảy ra ý tưởng, sang xây dựng cấu trúc cần thiết để biến những ý tưởng đó thành hiện thực.
Nhận thức này giúp cắt bớt sự lan man trong các cuộc họp, đưa vào một chút trật tự, và biến những giấc mơ lớn thành kế hoạch thực tế có thể hành động.
Hãy xem “điểm mù” như một rương kho báu chưa được tìm thấy, ẩn chứa tiềm năng chưa được khai phá – cả ở từng cá nhân lẫn toàn đội.
Khi điều đó đi kèm với một môi trường tin cậy, cởi mở và chân thành, những cuộc trò chuyện từng bị bỏ qua sẽ trở thành phần thú vị và không thể thiếu trong đời sống đội nhóm, tạo nên một tập thể gắn kết và vững mạnh hơn bao giờ hết.
Nguồn: Training Industry